Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ xét để công nhận giáo viên dạy giỏi thông qua các tiêu chí cốt lõi của chuẩn nghề nghiệp, thay vì tổ chức các hội thi hàng năm. Cụ thể, việc xét giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ được xem xét qua sự tiến bộ của học sinh, sự tín nhiệm của phụ huynh, học sinh và cộng đồng. Ngoài ra, việc xét giáo viên giỏi nhằm mục đích tôn vinh nhà giáo, lan tỏa sự đổi mới, sáng tạo của giáo viên, không gắn với thi đua của ngành để giảm áp lực cho giáo viên.
Một giáo viên ở Nghệ An khi nghe điều này đã cho rằng, tổ chức thi giáo viên giỏi thì chỉ đúng cho một giai đoạn nào đó. Cụ thể, giáo viên chỉ cần có bài thi làm tốt, có hai tiết dạy thi tốt là được công nhận. Còn nếu xét theo các tiêu chí thì buộc giao viên phải hoàn thành tốt nhiều tiêu chí từ thực tế và cần thời gian dài. Thế nhưng, để lựa chọn giữa thi và xét công nhận thì thi sẽ thực tế hơn bởi "thi" phần nào minh bạch còn các tiêu chí xét thực tế có thể không chuẩn.
![]() |
Dự giờ tại một trường tiểu học |
"Bây giờ có nhiều cách để giáo viên đạt được tiêu chí. Do vậy nếu duy trì giáo viên giỏi thì vẫn nên tổ chức thi như học sinh giỏi. Tức là ngoài tiêu chí dự thi thì mỗi trường chỉ nên cho phép 10% giáo viên đăng ký"- cô nói.
Cô cho hay, dù mang tính hình thức nhưng do số lượng giáo viên được thi hiện nay rất ít nên không ảnh hưởng tới việc dạy học của nhà trường hay học sinh."Ở trường tôi hiện nay mỗi môn chỉ được thi 1 người. Giáo viên thi lý thuyết đỗ mới được thi thực hành dựa vào năng lực thực tế. Mỗi lần thi chỉ khoảng được hai người đỗ nên cũng không có vấn đề gì tiêu cực." - cô nói.
Trong khi đó thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, TP.HCM, cho rằng chuyển từ thi sang công nhận chỉ là một hình thức chuyển từ áp lực này qua áp lực khác.
"Có nghĩa, áp lực không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác" - thầy Du nói.
Theo thầy Du, do hiện tại chưa có các tiêu chí để xét giáo viên giỏi nên thầy chưa dám bàn nhiều. Tuy nhiên để được xét công nhận thì giáo viên cũng phải làm rất nhiều việc để đạt được các tiêu chí đề ra.
"Nếu xét thì dựa trên các tiêu chí nào. Dù ít hay nhiều để thỏa mãn các tiêu chí, giáo viên vẫn phải có áp lực. Chưa kể các loại hồ sơ giấy tờ khi xét sẽ nhiều hơn là thi. Rồi sự công nhận mang tính chất phong trào nhiều hơn là thực chất"- thầy Du nhận định.
Nếu xét công nhận thì cần tiêu chí cụ thể
Là người chứng kiến nhiều cuộc thi giáo viên giỏi, bà Nguyễn Ngọc Thu, nguyên Trưởng phòng GD-ĐT quận 5, TP.HCM, cho rằng nếu cuộc thi giáo viên giỏi đúng nghĩa sẽ rất hay cho người khác học tập, nhưng những năm gần đây, các cuộc thi giáo viên giỏi từ Bộ tới địa phương tổ chức đã không còn thực chất.
![]() |
Cô giáo viết chữ đẹp |
"Một giáo viên đi thi giáo viên giỏi thì học sinh bị bỏ tiết. Giáo viên thi phải viết sáng kiến kinh nghiệm mà chủ yếu lấy từ "Google". Người chấm sáng kiến kinh nghiệm thì không am hiểu thực tế. Giáo viên thi lý thuyết thì mông lung, còn thi tiết dạy chủ yếu là diễn. Nếu thi ở quận thì hiệu trưởng, hiệu phó các trường bỏ giờ bỏ giờ, bỏ trường để chấm thi…"- bà Thu liệt kê một loạt bệnh hình thức từ thi giáo viên giỏi.
Bởi vậy, chuyển từ thi sang xét công nhận là điều đáng mừng, bởi "công nhận" là đánh giá được cả quá trình.
"Cần rõ ràng các tiêu chí khi công nhận giáo viên dạy giỏi. Cụ thể như các tiêu chí thông qua chất lượng của học sinh, ý kiến của phụ huynh, kiểm tra đột xuất tiết học, như vậy sẽ nắm được học sinh như thế nào. Giáo viên giỏi thể hiện qua chất lượng học sinh"- bà Thu nói.
Theo bà Thu, điều hài lòng nhất là Bộ sẽ không lấy giáo viên giỏi để làm tiêu chí thi đua tập thể, nên các trường sẽ không áp lực cho giáo viên. Như vậy, giáo viên cũng không áp lực "cố bằng được" mà bám trường, bám lớp và dạy thực chất.
Tương tự, một giáo viên ở TP.HCM cũng đặt câu hỏi nếu thực hiện xét để công nhận thì các tiêu chí lõi gồm tiêu chí nào? Ai là người xét. Đơn vị nào công nhận? Tiếu chí gắn với thực tế giáo dục và hoạt động giảng dạy là gắn như thế nào?. Theo cô, các tiêu chí này nên được công bố rộng rãi để giáo viên góp ý cụ thể.
Bỏ hẳn giáo viên giỏi để vinh danh vì sự nghiệp
Trong khi đó, một số giáo viên cho rằng họ không cảm thấy hài lòng khi vẫn duy trì tiêu chuẩn "giáo viên giỏi" trong các trường hiện nay. Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10 băn khoăn:
"Bây giờ không thi mà công nhận thì giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường lại phải ngồi để "lọc" hay chỉ định những giáo viên để được công nhận. Làm như vậy rất rắc rối và chính điều này sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực như thiên vị, gây mất đoàn kết nội bộ trong trường".
Đồng ý với quan điểm này, thầy Nguyễn Viết Đăng Du cũng cho rằng, nếu được, nên bỏ hẳn giáo viên dạy giỏi và chuyển qua vinh danh nhà giáo bằng kỷ niệm chương, có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, hay các giải thưởng như Giải thưởng Võ Trường Toản mà hàng năm TP.HCM vẫn tổ chức.
"Thầy cô dạy giỏi như thế nào thì học sinh biết và yêu quý. Giáo viên chỉ cần được học sinh, đồng nghiệp yêu quý là phần thưởng quý báu nhất. Được công nhận giáo viên giỏi chưa chắc đã nói lên điều gì. Mặt khác giỏi chưa chắc cống hiến nhiều như giáo viên ở vùng sâu vùng xa"- thầy Du nhận định.
Hiện nay có nhiều giáo viên Việt Nam tham gia vào các sân chơi nghề nghiệp toàn cầu. Vừa qua, cô Trần Thị Thúy, giáo viên Tiếng Anh, Trường THPT Đức Hợp (huyện Kim Động, Hưng Yên) đã lọt top 50 Giải thưởng Giáo viên Toàn cầu (Global Teacher Prize). Giải thưởng này được coi như “giải Nobel” về giảng dạy để ghi nhận công lao nổi bật của giáo viên trên toàn thế giới. Hay nhiều thầy cô tham gia và được vinh danh ở Diễn đàn Giáo dục toàn cầu Microsoft…Những "sân chơi" này vừa giúp các thầy cô đánh thức tiềm năng mới mẻ của mình, vừa thiết thực cho học sinh bởi luồng gió mới trong lớp học mà thầy cô mang tới.
Lê Huyền
-Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ xét để công nhận giáo viên dạy giỏi thông qua các tiêu chí cốt lõi của chuẩn nghề nghiệp, thay vì tổ chức các hội thi.
" alt=""/>Giáo viên muốn thi hay xét công nhận dạy giỏi?Cụ thể, 15/15 đội học sinh Việt Nam đạt giải ở hạng mục Leanbot sơ cấp, với 1 giải Vô địch, 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 7 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Trong đó, cả giải Vô địch, giải Nhất và giải Nhì đều thuộc về học sinh trường Tiểu học Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Hai đội học sinh Việt Nam giành giải thưởng ở hạng mục Leanbot trung cấp là giải Ba của học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội); và giải Khuyến khích của học sinh 2 trường THCS An Thới Cần Thơ và Quốc tế Nhật Bản (Hà Nội).
Bên cạnh tham gia cuộc thi Robothon quốc tế 2023, các thí sinh, nhà trường, giáo viên và phụ huynh còn tham dự Diễn đàn Học tập Kỹ thuật số thế hệ mới và lễ ra mắt Nền tảng học tập kỹ thuật số Pythaverse do ông YB Chang Lih Kang, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia chủ trì.
" alt=""/>Học sinh Việt Nam giành 17 giải tại cuộc thi Robothon quốc tế 2023Bộ tai nghe siêu nhỏ với đủ các loại thiết bị tiện lợi. ảnh: T.G
Để được trong tai, không ai nhìn thấy
Lần theo trang thông tin cá nhân facebook có tên “Tai nghe” chúng tôi tiếp cận với T. Để quảng bá cho dịch vụ của mình, T tung ra những câu quảng cáo “có cánh” nhằm mời chào các sĩ tử: "Bạn đang thi hay sắp thi? Tai nghe siêu nhỏ phục vụ mùa thi là giải pháp tốt nhất dành cho bạn"; “Chúng tôi chuyên bán và cho thuê tai nghe không dây siêu nhỏ hoạt động bằng từ trường, chỉ nhỏ 3mm để được trong tai, bảo đảm không ai có thể nghe hay nhìn thấy. Cam đoan giá rẻ nhất thị trường. Chất lượng đàm thoại tốt nhất, thời gian đàm thoại lên đến hơn 3 giờ…".
Trong vai một người chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới, tôi liên hệ với T. Chỉ đôi dòng chat trên mạng, T bắt đầu dẫn dắt: “Bạn thi tốt nghiệp hay đại học? Bạn cần sử dụng trong mấy ngày?”. “Tôi sắp thi tại chức 2 ngày thôi nhưng tôi không tự tin vì chưa học được gì cả”, tôi nói. “Thế thì thuê cho rẻ, mua làm gì cho tốn kém”, T hẹn tôi địa điểm để trao đổi trong một ngõ nhỏ trên đê Trần Khát Chân (Hà Nội). Khi lần tìm tới “cửa hàng”, người này tiếp tục hướng dẫn tôi qua điện thoại: “Cứ đến cuối ngõ sẽ có người ra đón vì không có số nhà”. “Cửa hàng” của T thực chất chỉ là một căn phòng trọ nhỏ tầm 10m2. Nam thanh niên trẻ tuổi đã chờ sẵn trong căn phòng ngổn ngang sách vở, giáo trình cùng khá nhiều dây rợ, tai nghe, pin… Anh ta không quên bày sẵn một bộ tai nghe trên giường để giới thiệu.
Theo T, bộ tai nghe siêu nhỏ bao gồm 2 tai nghe kích thước 3mm có thể đặt sâu vào trong tai kèm theo cục từ tính để hút, 2 cặp pin 9V, dây nối pin và một máy phát cảm ứng, giắc cắm với điện thoại, micro mini. Để chứng minh, T hướng dẫn tôi: “Thí sinh chỉ cần cắm giắc vào điện thoại, nối bộ tai nghe vào pin, đeo máy phát cảm ứng vòng quanh cổ và dùng cổ áo để che. Chiếc tai nghe siêu nhỏ được thả lọt vào tai”. Khi tai nghe siêu nhỏ lọt vào, cảm giác khó chịu chỉ tồn tại 1-2 giây trong tai. Người bên ngoài phòng thi sẽ dùng một điện thoại khác, gọi đến số máy của thí sinh. Thí sinh bấm vào một nút nhỏ xíu là micro mini nằm trên dây để nghe”.
“Sinh viên thuê rất nhiều”
![]() |
Cặp pin 9V dùng trong bộ tai nghe siêu nhỏ. |
Theo giới thiệu của T, tai nghe siêu nhỏ có bốn kích cỡ nhưng đều có điểm chung là cả microphone, nút bấm và máy phát cảm ứng vòng quanh cổ được kết nối với bản mạch Bluetooth- một bo mạch PCB rất nhỏ. Khi sử dụng thiết bị này, việc truyền dẫn không dây tự động bắt tín hiệu truyền thông tin, không cần dây nối trực tiếp với tai nghe. Với loại pin thông dụng có mức năng lượng 9V, thời gian đàm thoại có thể lên tới 4 giờ. Cũng theo T, tai nghe siêu nhỏ thường được dùng kèm với dòng điện thoại “cục gạch” của Nokia. Sau khi kết nối giữa điện thoại của tôi và điện thoại của T, cuộc đàm thoại diễn ra hoàn toàn giống như tai nghe thông thường. T “đọc thử” cho tôi một đoạn đáp án môn thi văn học, âm thanh tôi nghe được rất to và rõ. Thậm chí, tôi chỉ cần thì thầm, ở đầu dây bên kia, T cũng nghe rõ. Thanh niên này còn hướng dẫn tôi chỉ nên để âm lượng ở mức trung bình để âm thanh không phát ra quá to, dễ bị phát hiện. “Các sinh viên thuê ở chỗ tôi rất nhiều. Chủ yếu là thi tại chức hoặc các kì thi không quá phức tạp. Thi ĐH vẫn có thể dùng tốt nếu bạn biết cách giấu điện thoại vào túi quần trong. Còn bộ dây nghe nhỏ xíu, chỉ cần mặc một chiếc áo sơ mi có cúc cài cổ thì đến thánh cũng không phát hiện được (?!). Đến giờ, chưa thấy khách hàng nào thắc mắc gì về độ “nhạy” của thiết bị này”, T nói.
Hà Nội, Hải Phòng đều có
Tai nghe siêu nhỏ có kích thước 3mm, nhỏ hơn hạt đậu, rất khó phát hiện. |
T cho hay anh ta đã bán và cho thuê tai nghe khoảng 2 năm nay, với số lượng người tìm đến không hề ít. “Người nào đã một lần đến thuê tai nghe của tôi trong thi cử, đều hẹn quay lại để thuê tiếp”, T tự tin. Khi khách hàng tỏ ra lo ngại về chất lượng, T khẳng định: “Cứ an tâm vì mình bán và cho thuê tai nghe này suốt, chưa có ai phản hồi tiêu cực cả…”. Được biết, giá cho thuê tai nghe siêu nhỏ là 200 nghìn đồng/ ngày, giá thuê 2 ngày là 300 nghìn đồng, đồng thời khách hàng phải đặt cọc 700 nghìn đồng kèm theo giấy tờ tùy thân (CMND hoặc bằng lái xe). Nếu khách hàng cần mua, T bán với giá 1,3 triệu đồng/bộ tai nghe này, kèm câu “Đó là giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay”.
Liên hệ với một địa chỉ chuyên cung cấp tai nghe siêu nhỏ có facebook là Đ…Đ…, số điện thoại 012305823…, tôi cũng nhận được sự tư vấn kỹ càng của người này. Tuy nhiên, địa điểm cung cấp “hàng” chính là ở Hải Phòng, nếu có khách ở Hà Nội, “hàng” sẽ được vận chuyển theo xe khách và theo đó, chi phí cũng nhỉnh hơn một chút. Theo người này, tại khu vực Hải Phòng, giá cho thuê tai nghe siêu nhỏ là 300 nghìn/ ngày. Nếu khách thuê trong 3 ngày, giá thành sẽ chỉ còn 250 nghìn/ ngày. Trong trường hợp, người thuê ở Hà Nội, Đ.Đ sẽ chuyển hàng lên cho khách sử dụng thông qua một địa chỉ giao dịch khác. Để tăng lòng tin cho khách, Đ.Đ khẳng định: “Bạn sẽ được tư vấn, hướng dẫn sử dụng tận tình, nếu thấy thích thì mua- thuê chứ bên mình không hề “ép”. Bộ của mình đắt tiền nên sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, mình mua về không những cho thuê mà còn để dùng”.
Càng gần mùa thi, các thiết bị quay cóp “siêu tinh vi” lại được tung quảng cáo công khai lên mạng. Khách hàng sẽ được hưởng khuyến mãi, giảm giá nếu thuê nhiều ngày và số lượng nhiều… |
Thi vào ngành công an cũng “thửa” tai nghe siêu nhỏ Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi khi mang theo phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng vào phòng thi. Thậm chí, thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi nhưng trong tình trạng tắt máy cũng bị đình chỉ. Tuy nhiên, nhiều thí sinh vẫn cố tình vi phạm quy chế. Trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) cho biết, kì thi ĐH năm ngoái, nhà trường phát hiện thiết bị quay cóp là tai nghe siêu tinh vi trên đây. Do tai nghe này siêu nhỏ, dùng sóng truyền tín hiệu, không cần dây nối trực tiếp với tai nghe nên rất khó phát hiện. Chính vì thế, nhà trường đã phải tìm mua thiết bị này về, tập huấn cho giáo viên trong các kì thi sau đó. Ngoài ra, để kết nối được, người ngồi trong phòng thi phải đọc đề cho người bên ngoài nên giám thị cần theo dõi những hành động lạ của thí sinh. Thầy giáo Đình Bình (Giảng viên Trường Cao đẳng An ninh- Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, thiết bị tai nghe siêu tinh vi truyền dẫn không dây đang dẫn đầu về sự tìm kiếm và sử dụng của thí sinh trong các mùa thi. Tuy nhiên, các đối tượng mua bán thường quảng cáo “siêu tinh vi”, “rất khó phát hiện” nhưng theo thầy Bình, không hề khó để phát hiện ra các đối tượng dùng thiết bị này quay cóp. Hầu như năm nào, ông cũng phát hiện ra các đối tượng gian lận này. “Hầu như ai gian lận, khi vào phòng thi, đều có nhiều biểu hiện lạ, chỉ cần nhìn vào mắt là phát hiện ra ngay. Và quan trọng nhất, phải nhìn vào tai xem trong đó có thiết bị không dây hay không. Thông thường, các em để máy trong tai ngược với tay cầm bút để tay kia giữ tai nhằm tránh sự theo dõi của giám thị”, thầy Bình chia sẻ. Hà Mỹ |
(TheoL.Mỹ - H.Lương/Báo Gia đình & Xã hội)
" alt=""/>Tai nghe siêu nhỏ bùng nổ giữa mùa thi